Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Các thiết bị đắt cũng phải mua khi xây sửa nhà

Khi cải tạo nơi ở, các chủ nhà luôn muốn tiết kiệm chi phí nhưng có những trang thiết bị nhất định phải là hàng tốt.
  • Những câu chuyện, blog tam su về tình yêu, cuộc sống
Rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu tới cả trăm triệu mua bộ ghế sofa hay bồn sục, bồn tắm đắt tiền ít sử dụng. Trong khi đó, họ lại tính toán khi duyệt đơn giá các chi tiết như dây điện, cáp, ống nước... Tuy nhiên, nếu quá tiết kiệm ở một số đồ, bạn sẽ gặp rắc rối và tốn thêm gấp 2-3 lần khi sửa lại. KTS Phạm Thanh Truyền đưa ra một số lưu ý về các trang thiết bị cần đầu tư:

1. Hệ thống âm tường

Nếu như trước đây, các thiết bị như dây điện, dây cáp, ống nước thường để nổi nên bạn rất dễ phát hiện sự cố. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều đi ngầm đường dây, đường ống, điều hòa âm trần để nhà cửa gọn, đẹp hơn. Nhưng do tiết kiệm nên nhiều người đã phải đục tường sửa lại khi nhà bị ngấm nước.
2. Thiết bị có tần suất đóng mở liên tục

Vòi, van nước, công tắc điện, ổ khóa, bản lề... là những chi tiết rất nhỏ trong nhà nhưng lại khiến bạn cảm thấy bực bội nếu hoạt động không trôi chảy. Có nhiều gia đình chỉ mua những loại vòi giá rẻ nên chỉ sau 2-3 năm sử dụng, vòi đã bị rò nước do sử dụng liên tục. Hay các loại công tắc rẻ tiền, lắp đặt kém dẫn tới rò điện; bản lề gia công khiến việc đóng cánh cửa không khít.

Bởi vậy, ngoài việc lựa chọn, đặt đóng các kiểu tủ, cửa, bồn rửa... đắt tiền, bạn nhất thiết phải sử dụng các chi tiết nhỏ kèm theo xứng đáng dù giá cả có thể tăng thêm vài triệu đồng.

3. Hệ thống chiếu sáng

Đường dẫn đèn âm trần nên cần làm chuẩn xác ngay từ đầu, từ dây điện (chất lượng tốt) đến bóng đèn (công suất phù hợp). Ngoài ra, đèn còn tác động tới sức khỏe, thẩm mỹ nên cần có sự tư vấn cẩn thận của người chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế ánh sáng. Như vậy, việc bố trí đèn mới phù hợp về công năng, đảm bảo tiết kiệm điện.

4. Hệ thống cấp thoát nước

Thiếu nước một ngày cũng là điều khó chịu lớn với các gia đình. Bởi vậy, cần đầu tư vào hệ thống bể chứa với các khu hay mất nước, đường ống chất lượng tốt để không phải dò tìm nơi gặp sự cố. Ngoài ra, với một số gia đình có bể dự trữ nước thì bơm, phao cũng cần ổn định để tránh cảnh thiếu nước khi gặp sự cố hoặc bị trào nước lãng phí.

5. Thiết bị vệ sinh

Cùng với bếp, nhà vệ sinh là khu chức năng cần được đầu tư nhiều nhất bởi tần suất sử dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người lại sa đà vào việc mua những bộ bồn tắm quá đắt tiền, không sử dụng nhiều trong khi các chi tiết như bồn cầu thì lại ít lưu tâm. Bạn cần lựa chọn các loại bồn cầu tốt, chọn thợ tốt để lắp đặt được chuẩn xác. Nếu không, bạn có thể phải đục ra sửa chữa hoặc thay bồn bị hỏng, nhanh tắc.

6. Vật liệu ngoại thất

Với các ngôi nhà thường xuyên tiếp xúc với mưa nắng cần có giải pháp che chắn và bảo vệ toà nhà để giảm thiểu việc chống thấm sau này. Các ngôi nhà hướng Tây thường xuyên nhận nắng gắt hoặc các mặt tường không có che phủ cần được xây tường chắc chắn, sơn chất lượng tốt. Một số công trình đặt tại nơi khí hậu ven biển cũng phải chú trọng tới việc đầu tư này.

Xem thêm: Thời gian mở cửa của lăng Chủ Tịch-ho chi minh mausoleum hours 

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Những món đồ phải vứt để nhà cửa gọn gàng

Bạn khăng khăng giữ lại nhiều thứ kỷ niệm nhưng lại để chúng phủ bụi và làm nhà cửa lộn xộn.



Ngôi nhà là nơi bạn tìm được cảm giác bình yên, tránh những tam su buon, tĩnh lặng sau ngày dài vất vả, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu nhà cửa quá bề bộn, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Đừng cố lưu giữ mọi thứ từng gắn bó với mình. Với những món đồ chơi, đồ dùng ngày bé, bạn chỉ cần giữ lại một vài cuốn sách, con búp bê thích nhất và loại bớt các thứ linh tinh.





Bạn từng học vẽ, thích chơi đàn và mua sắm nhiều thứ liên quan. Khi sở thích nhất thời qua đi, bạn hãy xếp gọn đồ dùng để cho người khác trước khi chúng bị hư hỏng.




Lưu giữ các loại đồ điện tử, dây cáp không còn sử dụng vừa tốn chỗ vừa có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn hãy bọc chúng lại cẩn thận trước khi đem vứt vào sọt rác.




Sách vừa đem lại tri thức vừa giúp trang trí cho không gian sống. Nhưng với những cuốn sách quá cũ, bạn hãy đem lại đời sống mới cho chúng bằng cách tặng cho người khác hoặc đem tới nơi tái chế giấy.



Những bức ảnh lưu giữ các chuyến đi luôn khiến bạn vui nhưng đừng vì thế giăng chúng kín bức tường. Bạn hãy lựa chọn các bức ấn tượng nhất thay vì in ảnh tràn lan khiến căn hộ rối mắt.



Mua sắm liên tục nhưng lại không thanh lý đồ cũ khiến tủ giày, quần áo của bạn trở thành đống hỗn độn lớn. Hãy dũng cảm loại bỏ trang phục ít dùng để việc tìm kiếm đồ được dễ dàng.



Có những đồ nội thất không còn phù hợp nhưng bạn thấy tiếc không muốn bỏ đi. Nhưng bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác khó chịu khi nhìn thấy chúng hàng ngày.



Rất ít khi bạn giở lại những tạp chí cũ để đọc hoặc tìm kiếm thông tin. Vậy việc lưu giữ cả chồng báo không còn ý nghĩa mà chỉ tạo cơ hội cho bụi bám đầy.



Nếu đã chia tay, tại sao bạn còn giữ lại đồ của người yêu cũ tặng? Hãy cất vào kho hoặc bỏ đi những bức ảnh chụp chung, sách, đồ lưu niệm hai người tặng nhau. Chúng chỉ khiến bạn nhớ lại những kỷ niệm buồn.

Xem thêm: Tuyển tập những phim hai viet nam hay nhất, mới nhất

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Vườn rau trái Việt ở trời Tây

Gặp khó khăn về thời tiết nhưng chị Giang, chị Thảo vẫn trồng được những dàn bầu bí, mướp hay rau muống xanh mơn mởn.
>>> Lắng nghe, chia sẻ những tam su buon về hôn nhân gia đình


Khi còn ở Hà Nội, chị Giang chỉ trồng vài bình hoa nhỏ nhưng hiện giờ vợ chồng chị có cả một khu vườn xanh tươi ở Đức, trồng nhiều hoa và cả các loại cây rau nguồn gốc Việt Nam. Dù nhà không ăn nhiều nhưng chị vẫn thích vì có dịp chế biến các món quê hương cho chồng con. 


Chị nhờ người quen, bạn bè đem hạt giống sang để gieo trồng. Vì thời tiết ở Đức tới tháng 4-5 có khi vẫn lạnh nên cách đây vài năm, chồng chị đã làm cho vợ một nhà kính khoảng 12 m2 để trồng rau. 


Khi mới sang hè, trời còn se lạnh, chị ươm cây, gieo hạt trước khi mang ra vườn trồng. Để tận dụng diện tích, nhà chị làm khung hai tầng để đặt chậu cây. 
>>> Những câu chuyện, blog tam su về tình yêu, cuộc sống



Bên trong nhà kính, chị trồng rau muống, mồng tơi, mướp. Nếu ở Berlin có cả chợ Việt Nam thì ở thành phố nơi chị Giang sống không có nhiều cửa hàng bán đồ Việt. Bởi vậy, chị rất vui khi chuẩn bị được mâm cơm có mướp xào, canh mồng tơi ăn với cơm. 



Việc chăm cây của chị Giang khá nhàn, chỉ cần tưới nước nhiều vì nhà kính nóng hơn bên ngoài. 



Khó khăn lớn nhất của việc trồng cây ở Đức là thời tiết, năm nào nắng muộn hay lạnh sớm là khó trồng. Các loại rau Việt chủ yếu chỉ trồng được vào mùa hè, chỉ cần nhiệt độ xuống 0 độ C, cây đã như bị luộc chín. Cây cải lúc mới trồng thường nhỏ, nhanh ra hoa. Chị Giang lấy hạt của cây vụ trước để gieo vào vụ sau, cây phát triển tốt do đã hợp thời tiết. 



Các loại cải xanh, cải chíp, cải cúc hay rau thơm như tía tô, canh giới có thể trồng ngoài vườn vào mùa hè nắng ấm. 



Nếu như chị Giang xa quê 27 năm, chị Nguyễn Phương Thảo cũng đã định cư ở Hungary được 30 năm. Ngoài việc trồng rất nhiều hoa ở cả vườn nhà và nơi làm việc, chị cũng trồng nhiều loại cây quen thuộc với người Việt cho vơi nỗi nhớ nhà. 



Chị Thảo kể, người nước ngoài rất thích thú khi nhìn thấy cây xứ nhiệt đới như hoa sen, bầu bí, dưa hấu, rau thơm... Trở lại Hungary sau chuyến về Việt Nam, chị Thảo rất vui khi nhìn cây dưa hấu nhỏ chị mới trồng đầu hè đã có quả. 



Khí hậu bên Hungary khá thuận lợi, chỉ tới Noel mới có tuyết nên cây có thể phát triển thời gian dài hơn. Tuy nhiên, người trồng cây vẫn cần sự kiên trì mới có được khu vườn xanh tốt. 



Bụi rau răm được trồng từ cành mua ngoài chợ mới từ đầu hè đã ra um tùm. 



Đa số các loại cây chị Thảo đều đem hạt (bầu bí) hoặc cây (sen, khế) từ Việt Nam sang trồng. Nhờ tình yêu cây cỏ, sống lạc quan, chị Thảo luôn tìm thấy hạnh phúc trong những điều giản đơn và không có thời gian để buồn.
>>> Chia sẻ những câu chuyen tinh duc thầm kín của giới trẻ